1. Điều chỉnh tư thế khi đạp xe:
Phần lớn mọi người không chú ý điều chỉnh tư thế của mình khi đi xe đạp. Đây là một sai lầm phổ biến. Điều chỉnh tư thế có vai trò rất lớn trong việc đi xe đạp, bởi vì nó không chỉ làm bạn đõ tốn sức mà còn làm cơ thể của bạn thoải mái, rất hữu ích trong những chuyến hành trình dài ngày (như đạp xe xuyên việt chẳng hạn =)). Nguyên tắc vàng là luôn giữ người thẳng và duỗi chân thẳng khi đạp xe. Đồng thời các bạn cũng cần chú ý điều chỉnh yên xe sao cho nó không quá cao hoặc quá thấp so với chiểu cao của mình. Cách cơ bản nhất và dễ nhất để đo độ cao yên xe là hãy nhảy lên xe và bắt đầu đạp xe. Hãy chú ý xem đầu gối của bạn phải nâng cao lên bao nhiêu so với hông. Hãy nhờ người khác quan sát giúp, chú ý đến vị trí của đầu gối khi ở “đỉnh”. Vị trí này luôn thấp hơn hông 1 chút là tốt nhất.
Nếu yên xe đạt chuẩn mà vẫn cảm thấy căng thẳng trong khi đạp xe thì không nên cố gắng. Tạo cho mình một tư thế phù hợp và thoải mái mới là điều quan trọng nhất.
Luôn giữ người và chân thẳng khi đạp xe
2. Không đạp xe liên tục trong nhiều giờ đồng hồ:
Khi đi xe đạp thì những bộ phận của cơ thể con người như lưng, mông, bụng, cơ quan sinh dục chịu tác động rất lớn. Đạp xe quá lâu cũng giống như việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ khiến cho máu không thể lưu thông. Điều này gây ra những tác hại khôn lường như: bệnh đau lưng, vẹo cột sống và chứng vô sinh ở nam giới...Lời khuyên ở đây là không nên ngồi trên xe quá 1 tiếng. Nên xuống đi bộ giải lao sau mỗi 30 phút đạp xe. Ngoài ra, khi đạp xe, bạn cũng nên nhổm lên để đạp ít nhất 1 lần/10 phút.
Không ngồi trên xe quá lâu
3. Luôn mặc quần áo thoải mái:
Giống như các môn thể thao khác, đi xe đạp cũng yêu cầu những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái. Không nên mặc quần áo quá bó hay quá chật vì sẽ càng làm bạn cảm thấy khó chịu và mau xuống sức. Tuy nhiên các bạn cũng không nên mặc quần áo rộng thùng thình khi đạp xe, tránh mặc quần quá dài sẽ khiến gấu quần dễ bị mắc vào xích xe. Ngoài ra các bạn cũng nên chú ý đến việc lựa chọn quần chip khi đạp xe. Nên chọn các loại quần chip mềm, có tính co dãn và thấm mồ hôi tốt để bảo vệ cơ quan sinh dục đồng thời giữ gìn vệ sinh.
Luôn chọn những bộ quần áo thoải mái nhất khi đạp xe
4. Sắp xếp thời khóa biểu phù hợp:
Nếu bạn quyết định gắn bó lâu dài với xe đạp để giữ gìn sức khỏe và duy trì vóc dáng thì cũng nên sắp xếp cho mình một thời khóa biểu phù hợp. Thời gian lí tưởng cho việc đạp xe là vào buổi sáng sớm. Vì lúc này ánh sáng mặt trời dịu mát, không khí trong lành và cơ thể tràn đầy năng lượng sau một đêm dài nghỉ ngơi. Ngoài ra việc đạp xe vào buổi sáng cũng góp phần làm cải thiện đáng kể chiểu cao. Nếu không có điều kiện các bạn cũng có thể đạp xe vào buổi chiều tối cũng rất tốt. Tránh đạp xe khi trời quá nắng hay quá nóng vì sẽ khiến cơ thể mau chóng mệt mỏi do mất mước.
Đạp xe vào buổi sáng giúp cải thiện chiều cao
5. Luôn trang bị khẩu trang khi đạp xe:
Hiện nay lượng khí thải, khói bụi trong không khí ngày một nhiều. Đạp xe trong môi trường khói bụi sẽ độc hại gấp 3 lần khi đi xe máy. Khi đạp xe chúng ta sẽ tiết ra nhiều mồi hôi hơn đồng thời tim đập nhanh hơn, hô hấp mạnh hơn. Đây là điều kiện lí tưởng để các tác nhân gây hại cho đường hô hấp xâm nhập và phát triển. Vì vậy, nếu phải đạp xe trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, tắc đường thì mỗi bạn nên trang bị cho mình ít nhất là một chiếc khẩu trang.
Khẩu trang là vật dụng cần thiết khi đạp xe
6. Đạp xe an toàn:
Nếu bạn là người mới tập đi thì không nên đi quá nhanh hay bắt chước thả hai tay vì điều này rất nguy hiểm. Kể cả là người đã đi lâu năm thì cũng nên duy trì một tốc độ đạp xe vừa phải với sức của mình, không quá nhanh hay quá chậm. Trước khi đi các bạn hãy tập cho mình thói quen kiểm tra lốp, yên xe, phanh xe xem đã chắc chắn, đảm bảo hay chưa. Việc kiểm tra phanh và lốp xe đặc biệt quan trong nếu bạn phải đi những cung đường ghồ ghề hay nguy hiểm như leo dốc và xuống dốc.
Nhớ kiểm tra phanh và lốp trước khi đạp xe nhé!
Nguyễn Sơn
Ban Truyền thông Xuyên Việt 2014